Sức khỏe con người

VI NHỰA BẮT ĐẦU XÂM NHẬP VÀO CƠ THỂ NGƯỜI. ĐÃ PHÁT HIỆN ĐỒ ĂN, THỨC UỐNG TOÀN VI NHỰA...
30
Th3

Sức khỏe con người

? VI NHỰA BẮT ĐẦU XÂM NHẬP VÀO CƠ THỂ NGƯỜI

? ĐÃ PHÁT HIỆN ĐỒ ĂN, THỨC UỐNG TOÀN VI NHỰA…

Vi nhựa đã được tìm thấy trong nước uống, đường, muối, bia và mật ong. [2]

Choice tin rằng những thông tin được tổng hợp từ nhiều bài nghiên cứu khoa học về nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của các loại vi nhựa sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện trạng ô nhiễm nhựa hiện nay để làm cơ sở, bắt đầu hành động, nhằm bảo vệ chính bản thân và gia đình trong từng bữa ăn, thức uống hàng ngày.

Click từng hình để xem tìm hiểu chi tiết nhé.

#Choice

Nguồn tham khảo:

[1] A. Ragusa et al. (2020). Plasticenta: First evidence of microplastics in human placenta. Environment International 146 (2021) 1062746.

[2] Dalberg Advisors, et al. (2019). No plastic in nature: Assessing plastic ingestion from nature to people. WWF – World Wide Fund For Nature, Gland, Switzerland.

[3] World Wild Fund. (2018, Oct 09). How many birds die from plastic pollution?

https://www.wwf.org.au/news/blogs/how-many-birds-die-from-plastic-pollution?fbclid=IwAR39Lxa6Jvj1T3K-tlrvVorOlY8QpelAlueFr_Kol9ZjHKPruEwI4oD5P_Q#gs.n1bota

 

—–

ĐỒ ĂN, THỨC UỐNG CHỨA ĐẦY VI NHỰA

 

Thực đơn của con người cũng không tránh khỏi sự xâm nhập của các loại vi nhựa khi vi nhựa đã len lỏi vào các loài cá tôm(WWF, 2019) [1]. Chưa hết, trong bài báo cáo “Microplastics in drinking-water” đã đề cập về việc nước uống hằng ngày, bia và muối ăn cũng chứa 1 lượng vi nhựa đáng kể. [2]

 

Trong bài báo cáo này cũng chỉ ra rằng sẽ cần nhiều nghiên cứu để xác định rõ tác hại của vi nhựa đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, các chiến lược để giảm thiểu lượng nhựa thải ra môi trường sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ như việc cải thiện hệ thống xử lý nước thải sẽ giúp loại bỏ hàng loạt các chất độc hại như các mầm bệnh vi sinh đến các loại vi nhựa nhiễm độc có trong cả nước thải và nước uống. Điều đó sẽ tạo nên 1 giải pháp bền vững và toàn diện hơn việc chỉ loại bỏ vi nhựa. [2]

 

Nguồn tham khảo:

[1] Dalberg Advisors, et al. (2019). No plastic in nature: Assessing plastic ingestion from nature to people. WWF – World Wide Fund For Nature, Gland, Switzerland.

[2] Microplastics in drinking-water. Geneva: World Health Organization; 2019. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO.

 

—-

NHỮNG NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

 

Khi không thể kiểm soát lượng rác nhựa thải ra môi trường, chúng ta cần biết rằng các loại nhựa có thể chứa các hợp chất độc hại cô đặc nhiều hơn 1 triệu lần so với các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong nước biển. [1] [2]

 

Tác động tiêu cực của các loại độc chất này phụ thuộc vào tỉ lệ chúng được tiết ra trong cơ thể người: nhựa tiết ra các loại độc chất nhiều hơn 30 lần khi chúng có mặt trong các mô cơ thể (hệ thống đường ruột) so với ở trong nước biển. [3] Một khi các độc chất trong nhựa xâm nhập cơ thể, chúng sẽ can thiệp vào những quá trình sinh học thiết yếu, gây tổn hại gan hoặc làm thay đổi hóc-môn. Điều đó có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh sản, phát triển và thúc đẩy các tế bào ung thư. [4] Các loại chất được hấp thụ và tiết thải bởi các loại nhựa cũng có thể gây biến đổi gen, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 

Đã có 6 nhau thai người phát hiện có chứa những mảnh vi nhựa có thể làm thay đổi hàng loạt sự phát triển của tế bào trong nhau thai như cơ chế miễn dịch trong thai kỳ, các nhân tối báo hiệu phát triển, v.v. Sự ảnh hưởng này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến kết quả thai kỳ như sản giật và giới hạn sự phát triển của bào thai (Ilekis et al., 2016). [5]

 

Nguồn tham khảo:

[1] Mato Y. et al. 2001. Pellet di resina plastica come mezzo di trasporto per sostanze

chimiche tossiche nell’ambiente marino. Environ. Sci. Technol., 35(2), 318-324.

[2] Teuten E.L. et al. 2007. Potential for plastics to transport hydrophobic contaminants.

Environ. Sci. Technol., 41, 7759-7764.

[3] Bakir A. et al. 2015. Enhanced desorption of persistent organic pollutants from

microplastics under simulated physiological conditions. Environ. Pollut., 185, 16-23.

[4] Lithner D. et al. 2011. Environmental and health hazard ranking and assessment of plastic polymers based on chemical composition. Sci. Total Environ, 409, 3309-3324.

[5] Am. J. Obstet. Gynecol., 215 (2016), pp. S1-S46, 10.1016/j.ajog.2016.03.001

Leave a Reply

You are donating to : Choice VN

How much would you like to donate?
$10 $20 $30
Would you like to make regular donations? I would like to make donation(s)
How many times would you like this to recur? (including this payment) *
Name *
Last Name *
Email *
Phone
Address
Additional Note
paypalstripe
Loading...