04
Th5

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Ngày 14/4 vừa qua, Hội nghị Quốc tế Bảo vệ Động vật hoang dã trong Y học cổ truyền lần thứ 2 đã được tổ chức tại Mineola, New York. 

Tham gia Hội nghị gồm có các nhà khoa học, các bác sĩ Y học cổ truyền, các doanh nghiệp, đến từ nhiều nơi trên thế giới, khởi động một hướng đi mới nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học toàn cầu và cam kết không sử dụng các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trong Y học cổ truyền.

Hội nghị Quốc tế Bảo vệ Động vật hoang dã trong Y học cổ truyền lần thứ 2

Tại hội nghị, nội dung các bài trình bày tập trung về các phương pháp Y học cổ truyền điều trị bệnh để thay thế sản phẩm từ động vật hoang dã. Một số phương pháp bao gồm châm cứu hoặc không dùng thuốc như mát xa, bấm huyệt, hoặc thay thế các sản phẩm từ động vật hoang dã như vảy tê tê, mật gấu, xương hổ, sừng tê giác bằng các loại thảo dược, các chất thay thế tổng hợp bền vững để điều trị các loại bệnh, bao gồm điều trị ung thư và bệnh về tim mạch. 

Trong phiên thảo luận tại hội nghị, những người tham gia đã thảo luận các giải pháp nhằm thúc đẩy phương pháp chữa bệnh gắn liền với việc coi trọng sự hài hoà và bền vững, tuân thủ nguyên tắc chữa bệnh có đạo đức và thân thiện với môi trường. Song song với việc khai thác tối đa được những ưu điểm trong phương pháp điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền, đồng thời bảo tồn được các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. 

Phiên thảo luận Hội nghị Quốc tế Bảo vệ Động vật hoang dã trong Y học cổ truyền lần thứ 2

Thực trạng về việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã cũng được thảo luận tại Hội nghị. Thực tế cho thấy hiện nay có rất nhiều nhà khoa học, các bác sĩ Y học cổ truyền đã và đang dành nhiều thời gian nghiên cứu nhằm tìm kiếm và phát triển các sản phẩm thay thế bền vững cho các sản phẩm từ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. 

Tuy nhiên, việc buôn bán trái phép và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã như vảy tê tê, sừng tê giác, xương hổ vẫn còn tồn tại trong các cửa hàng thuốc Y học cổ truyền tại Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, và một số quốc gia khác. Ở Trung Quốc, loại thuốc chứa thành phần từ vảy tê tê vẫn được sản xuất hợp pháp và được sử dụng tại bệnh viện ở đây, mặc dù tê tê là loài động vật hoang dã thuộc phụ lục I của CITES, đồng thời tê tê còn nằm trong danh sách nhóm I cần được bảo vệ tại Trung Quốc theo chỉ thị nước này được ban hành năm 2020.

Trong tài liệu về Y học cổ truyền trước đây, các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng được đề cập như là một thành phần của phương thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, việc khai thác quá mức đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã, cùng với việc các văn bản pháp luật được ban hành, các bác sĩ Y học cổ truyền, những người hành nghề Y học cổ truyền đã tìm tòi và áp dụng các phương pháp thay thế động vật hoang dã trong điều trị bệnh. 

Một thực tế đáng buồn cũng được thảo luận tại hội nghị, rằng những người tiếp tay thúc đẩy các loài động vật hoang dã đến bờ tuyệt chủng không phải là những người thuộc cộng đồng Y học cổ truyền toàn cầu chân chính. Mà họ lại là những người buôn lậu, thương nhân, chủ trang trại, các công ty dược phẩm, hay những người hành nghề Y học cổ truyền không tuân thủ pháp luật, thu lợi bất chính từ việc buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Nhóm người này họ đã làm ảnh hưởng đến danh tiếng của cộng đồng Y học cổ truyền toàn cầu chân chính. 

Trước 1 ngày diễn ra hội nghị, vào ngày 13 tháng 4 năm 2024, liên minh bảo vệ động vật hoang dã trong Y học cổ truyền được ra mắt trong cuộc họp tổ chức tại Trường Đại học Y học cổ truyền New York. Các thành viên của Liên minh đến từ nhiều quốc gia khác nhau, họ là các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, bác sĩ Y học cổ truyền và những người hành nghề Y học cổ truyền. 

Bà Nguyễn Thị Thu Hiếu – Quản lý chương trình bảo vệ động vật hoang dã tại Huế, Choice

Trong tương lai, liên minh sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại, hợp tác và giáo dục trong cộng đồng Y học cổ truyền giữa các nước, các thành viên trong liên minh sẽ là những mắt xích của mỗi quốc gia/khu vực nơi mình đang sống, hướng dẫn và lan tỏa thông điệp đến những người hành nghề Y học cổ truyền tại địa phương, ủng hộ những người hành nghề Y học cổ truyền chân chính và luôn đề cao nguyên lý trong Y học cổ truyền là coi trọng sự hài hoà và bền vững, tuân thủ nguyên tắc hài hoà với quy luật tự nhiên, giữa con người với môi trường. 

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị gồm Bà Nguyễn Thị Thu Hiếu – Quản lý chương trình bảo vệ động vật hoang dã tại Huế, Choice và Ông Đoàn Văn Minh, là tiến sĩ, bác sĩ y khoa, khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y – Dược, ĐH Huế.

Tại Hội nghị, ông Đoàn Văn Minh có bài chia sẻ về Thực trạng sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trong Y học cổ truyền tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm ngưng việc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã trong Y học cổ truyền như hiện nay. 

Hội nghị Quốc tế Bảo vệ Động vật hoang dã trong Y học cổ truyền lần thứ 2

Kết quả ghi nhận từ Hội nghị, bên cạnh việc tiếp thu được kiến thức, kinh nghiệm từ các công trình khoa học, các kết quả nghiên cứu về các phương pháp chữa bệnh không dùng sản phẩm từ động vật hoang dã trong Y học cổ truyền, đại biểu Việt Nam có cơ hội giao lưu và chia sẻ với các đại biểu đến từ các nước khác về vấn đề chuyên môn trong Y học cổ truyền cũng như giao lưu văn hoá, kết nối hợp tác trong tương lai, nhằm tạo ra cộng đồng những người hành nghề Y học cổ truyền chân chính, bảo vệ động vật hoang dã trong Y học cổ truyền trên thế giới ngày càng to lớn và vững mạnh.

Leave a Reply

You are donating to : Choice VN

How much would you like to donate?
$10 $20 $30
Would you like to make regular donations? I would like to make donation(s)
How many times would you like this to recur? (including this payment) *
Name *
Last Name *
Email *
Phone
Address
Additional Note
paypalstripe
Loading...