Tác hại của nhựa tới sinh vật biển

Với thực trạng 8 triệu tấn rác thải ra biển hằng năm, nhựa đã tước đoạt cuộc đời của 1.000.000 chú chim và 100.000 động vật có vú.
30
Th3

Tác hại của nhựa tới sinh vật biển

? CÁC LOÀI SINH VẬT BẤT ĐẮC DĨ ĐANG HỨNG CHỊU NHỮNG HẬU QUẢ “TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG” TỪ NHỰA. 

Tiếp tục series “Hiều về nhựa”, hôm nay Choice cùng các bạn tìm hiểu về những ảnh hưởng của nhựa tới các loài sinh vật biển nhé!

? Với thực trạng 8 triệu tấn rác thải ra biển hằng năm, nhựa đã tước đoạt cuộc đời của 1.000.000 chú chim và 100.000 động vật có vú. Chưa hết, với một lượng rác khổng lồ và ồ ạt như thế đẩy ra đại dương đã làm ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng cân bằng sinh thái của hơn 700 loài sinh vật biển.

Và dẫu những sinh vật biển chưa một lần dùng túi nhựa, hay vứt rác xuống những lòng sông, nhưng các loài lại là 1 trong những đối tượng hứng chịu những tác hại từ nhựa – một “sản phẩm nhân tạo.” như nhiễm độc, biến dạng cơ thể.

? Hi vọng với những hậu quả “từ đâu rơi xuống” từ nhựa lên các loài sinh vật biển mà CHANGE chia sẻ dưới đây, mọi người sẽ có thêm động lực để giảm dùng nhựa hướng đến một lối sống xanh để bảo vệ muôn loài.

➡️ Bấm vào từng hình để xem thông tin chi tiết nghen ^^

#Choice #VietnamClimateAction

——

Hình 1: 

Với khoảng 8 triệu tấn rác nhựa thải ra biển hàng năm [1], hơn 1.000.000 con chim [2] và 100.000 động vật có vú [3] đã bị giết hại bởi nhựa và các mảnh nhựa nhỏ trôi nổi trong đại dương.

Lượng rác thải nhựa ồ ạt tràn ra môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống của hơn 700 loài sinh vật biển, làm ô nhiễm môi trường nước và gây tổn hại nghiêm trọng đến cân bằng hệ sinh thái biển. [1]

Nguồn:

[1] IUCN issues briefs:

https://sustainabledevelopment.un.org/content/documents/Ocean_Factsheet_Pollution.pdf?fbclid=IwAR1_udnk2Y_txjBeYdd40Tran3WJQDyqumof1V7dMpM-x0IaGeXkoVs0iJI

[2] WWF,2018. How many birds die from plastic pollution?:

https://www.wwf.org.au/news/blogs/how-many-birds-die-from-plastic-pollution?fbclid=IwAR3iCxxbB-zNr3RFvm_38cv0LNLh54uJ219D7oM5KgZOU3dNbfr2eViZoxs#gs.tqleta

[3] WWF, 2018. Plastic in our oceans is killing marine mammals:

https://www.wwf.org.au/news/blogs/plastic-in-our-oceans-is-killing-marine-mammals?fbclid=IwAR2aCkRqrzrLKUTOgpAgaf5zUOK_Ax0qPQqUggO5vW7cazsRy-jeFrW4BIQ#gs.m00l1u

——

Hình 2:

Bạn có biết đến cả loài cá voi sát thủ, kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn trong đại dương [1], kẻ mà ngay cả cá mập trắng hung hãn không thể đối đầu được cũng phải chào thua trước nhựa. Đầu năm nay, báo chí Anh đã đưa tin đã tìm thấy xác một cá thể voi sát thủ với cái bụng chứa đầy nhựa [2]. Ngay đến cả những sinh vật mạnh mẽ nhất của đại dương cũng phải chịu hiểm nguy đe dọa đến sự sống từ nhựa thì làm sao những sinh vật còn lại có thể an toàn? Các nghiên cứu đã chỉ ra nhựa được các sinh vật hấp thụ qua 3 đường là ăn phải nhựa, bị mắc bẫy và nhiễm độc

1/ Ăn phải nhựa:

Theo các nghiên cứu, chim biển và rùa biển là bị ảnh hưởng bởi nhựa nhiều nhất vì:

 

Loài chim biển: tìm kiếm thức ăn bằng khứu giác, mà mùi nhựa lại giống với mùi của con mồi nên khiến các loài chim biển vô tình lầm tưởng và ăn phải. Năm 1960, xấp xỉ 5% chim biển được tìm thấy là ăn phải nhựa, nhưng con số này tăng một cách chóng mặt chỉ trong 20 năm. Khi vào năm 1980, đã có tới khoảng 80% chim biển trưởng thành có chứa nhựa trong bụng.[4]

 

Loài Rùa biển: tìm kiếm thức ăn bằng thị giác. Và các rác thải nhựa như túi nilon, bóng bay,… lại khá nhẹ nên trôi nổi trên đại dương giống với các loài thủy sinh. Loài rùa biển cũng vì thế mà nhầm lẫn và ăn phải nhựa.

2/ Bị mắc bẫy:

Những vật dụng rác thải nhựa trôi tự do giữa đại dương cung vô tình trở thành những chiếc bẫy nguy hiểm, khiến những loài sinh vật biển mắc kẹt [5]. Ước tính, có  640.000 tấn đi vào đại dương hằng năm là các thiết bị đánh “bắt cá ma” – những dụng cụ đánh bắt hải sản bị rơi ra khỏi tàu thuyền: bẫy, dây, lưới,…. Sau đó, các sinh vật biển tiếp tục mắc kẹt trong các thiết bị này chính là hiện tượng “bắt cá ma”.

 

Tuy chưa có các số liệu cụ thể, nhưng nhiều báo cáo chỉ ra có khoảng ⅕ các loài chim biển vướng phải các loại bẫy này.[4]. Còn ở khu vực biển gần đảo Tiwi (Úc) ghi nhận có: 3 bộ xương nghi là cá heo, 2 cá thể cá nục heo cờ (mahi-mahi), 2 cá thể rùa, 9 cá thể cá mập vây đen và vô số cá san hô bị vướng vào bẫy.[6]

3/ Bị nhiễm độc:

Vi nhựa – những vật chất siêu nhỏ của nhựa đã len lỏi vào những loài cá tôm – những hải sản mọi người thường tiêu thụ. Khi theo một nghiên cứu được công bố 2018, nhựa chứa các thành phần hóa chất độc hại như phthalate, PCB, bisphenol A, và rất nhiều chất phụ gia như hợp chất kim loại nặng, hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs), chất gây rối loạn nội tiết tố (EDCs)… Đồng thời, với đặc tính khó phân hủy và hấp thụ nhanh chóng các chất độc hại trong môi trường, các hạt vi nhựa có trong những loài cá tôm mà con người tiêu thụ hằng ngày đã và đang tích tụ vào cơ thể chúng ta và âm thầm gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe. [7][8][9]

 

Nguồn:

[1] ORCAS – APEX PREDATOR OF THE OCEANS. https://www.whalesoficeland.is/post/orcas-apex-predator-of-the-oceans?fbclid=IwAR2Kof1ypc8b-iVE2X8z83bGj8s5p8XbsyGoKzwkJmNnOmmof91vCArSJ1U

[2] The Independent: First killer whale in nearly two decades washes up on English coast with stomach full of plastic.

https://www.independent.co.uk/news/killer-whale-england-wash-salt-marsh-orca-plastic-a9284646.html?fbclid=IwAR1fMgxMXFissuljUEe68aQd6or7TFnErFF1rnyXHasQkCiqS9DX-PDSsYc

[3] Alessi, E., Di Carlo, G., Campogianni, S., Tangerine, B., & Pietrobelli, E. (2018). Out of the plastic trap: saving the Mediterranean from plastic pollution. WWF Mediterranean Marine Initiative, Rome, Italy.

[4] WWF,2018. How many birds die from plastic pollution? https://www.wwf.org.au/news/blogs/how-many-birds-die-from-plastic-pollution?fbclid=IwAR1OQf3Mwdo3Ojl2GHDe9xjFEU6SZZd_kHZZDkpZChJJR2cFTMrFnfVCdb4#gs.m65kqq

[5] Cebrian D. 2008. Seals-fisheries interactions in the Mediterranean monk seal (Monachus monachus): related mortality, mitigating measures and comparison to dolphin-fisheries interactions. SCMEE/ SCSA Transversal Working Group on by catch/incidental catches FAO Headquarters, Rome (Italy).

[6] WWF, 2018. Plastic in our oceans is killing marine mammals, https://www.wwf.org.au/…/plastic-in-our-oceans-is…

[7] Law K.L. 2017. Plastics in the Marine Environment. Annu. Rev. Mar. Sci., 9, 205- 229.

[8] Rochman C.M. 2015. The Complex Mixture, Fate and Toxicity of Chemicals Associated with Plastic Debris in the Marine Environment. In: Bergmann M., Gutow L., Klages M. (eds) Marine Anthropogenic Litter. Springer, Cham.

[9]:Plastic & Health The Hidden Costs of a Plastic Planet (2019). Center for International Environmental Law (CIEL)

 

——

Hình 3

 

Rác nhựa thường xuyên gây ra thương tích ngoài da, làm dị dạng cơ thể và ngăn cản các loài động vật di chuyển để kiếm mồi hay chạy trốn khỏi kẻ thù. Nghiêm trọng hơn, sinh vật biển có thể tử vong vì các vết thương bị nhiễm trùng do bẫy hoặc vì không thể thoát ra khỏi các bẫy nhựa nên chết đói, chết chìm hoặc thành mồi cho các sinh vật khác. [1]

 

Hơn nữa các chất độc trong nhựa gây cản trở quá trình sinh học, tổn hại gan, thay đổi nội tiết tố. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh sản và tăng trưởng, và tăng sự phát triển của các tế bào ung thư ở động vật [2]

 

Nguồn:

[1] Law K.L. 2017. Plastics in the Marine Environment. Annu. Rev. Mar. Sci., 9, 205- 229.

[2] Lithner D. et al. 2011. Environmental and health hazard ranking and assessment

of plastic polymers based on chemical composition. Sci. Total Environ, 409, 3309- 3324.

——

Hình 4:

Dự kiến năm 2050, 99% các loài chim biển sẽ ăn phải nhựa [1] và tổng lượng rác thải nhựa trên các đại dương sẽ nhiều hơn hơn số lượng cá [1] nếu ta không thay đổi hành vi ngay trong hiện tại.

 

Nguồn:

[1] Alessi, E., Di Carlo, G., Campogianni, S., Tangerine, B., & Pietrobelli, E. (2018). Out of the plastic trap: saving the Mediterranean from plastic pollution. WWF Mediterranean Marine Initiative, Rome, Italy.

 

—–

Leave a Reply

You are donating to : Choice VN

How much would you like to donate?
$10 $20 $30
Would you like to make regular donations? I would like to make donation(s)
How many times would you like this to recur? (including this payment) *
Name *
Last Name *
Email *
Phone
Address
Additional Note
paypalstripe
Loading...