23
Th2

Thực trạng buôn bán động vật hoang dã trực tuyến tại Việt Nam

Từ bao lâu nay, hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép trên các nền tảng trực tuyến đã và đang là một vấn nạn nghiêm trọng tại Việt Nam. Mặc dù nhiều nền tảng đã cam kết kiểm soát nội dung vi phạm, nhưng theo một cuộc điều tra mới của tổ chức TRAFFIC, số lượng quảng cáo về các sản phẩm từ động vật hoang dã vẫn không ngừng gia tăng – điều này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo tồn ở nước ta.

Hơn 8.000 con hổ đang bị nuôi nhốt tại Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam để cung cấp các bộ phận cơ thể phục vụ nhu cầu trong Y học Cổ truyền. (Ảnh: liux2x/ Pixabay)

Từ tháng 6/2021 đến tháng 7/2023, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hoạt động buôn bán động vật hoang dã trực tuyến tại Việt Nam và phát hiện 22.497 bài đăng quảng cáo công khai các sản phẩm làm từ voi, tê giác, tê tê, hổ, rùa cạn và rùa nước ngọt. Trong đó, các sản phẩm từ ngà voi và hổ chiếm hơn một phần ba tổng số quảng cáo, phản ánh nhu cầu tiêu thụ cao đối với những loài này.

Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn lớn hơn nhiều do nhiều nhóm mua bán hoạt động kín đáo, gây khó khăn cho việc giám sát và xử lý vi phạm. Các sản phẩm từ động vật hoang dã chủ yếu phục vụ cho các mục đích như: làm thuốc trong Y học Cổ truyền, thú cưng, thịt rừng, đồ trang sức và các vật phẩm phong thủy.

Bên cạnh những mặt hàng quen thuộc như sừng tê giác, mật gấu, cao hổ cốt, các nhà nghiên cứu còn ghi nhận xu hướng mới với những sản phẩm chưa từng thấy trước đây như keo làm từ ngà voi, sừng tê giác, da, lông, xương và răng voi.

Đặc biệt, 23 trong số 26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa của Việt Nam cũng xuất hiện trong các quảng cáo trực tuyến, với mục đích làm thú cưng hoặc thực phẩm. Nhiều loài trong số đó cực kỳ nguy cấp, được bảo vệ theo luật động vật hoang dã Việt Nam và Công ước CITES, bao gồm rùa đất lớn, rùa hộp trán vàng miền Trung và rùa hộp ba vạch.

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan thực thi pháp luật là tính ẩn danh của giao dịch trực tuyến. Người bán và người mua dễ dàng liên lạc qua tin nhắn riêng, sử dụng tài khoản ảo hoặc thay đổi danh tính liên tục để tránh bị phát hiện. Điều này khiến việc điều tra và xử lý các đối tượng vi phạm gặp nhiều trở ngại.

Các chuyên gia cho rằng, nếu không có biện pháp mạnh tay và sự hợp tác chặt chẽ giữa các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội cùng với các cơ quan chức năng thì hoạt động buôn bán động vật hoang dã trực tuyến sẽ tiếp tục lan rộng, đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng.

Do đó, để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã hoàn toàn, chúng ta không thể chỉ dựa vào các cơ quan chức năng mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Hãy góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống thông qua các hành động đơn giản sau:

  • Không mua bán, tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã
  • Nếu thấy các hành vi mua bán động vật hoang dã qua các nền tảng mạng xã hội hay các trang thương mại điện tử hãy báo cáo ngay qua Hotline 18001522 (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên – ENV)
  • Nâng cao nhận thức và tuyên truyền về các tác hại của buôn bán động vật hoang dã
  • Hỗ trợ các sáng kiến bảo tồn và bảo vệ các loài nguy cấp

Nguồn thông tin: Mongabay

Leave a Reply

You are donating to : Choice VN

How much would you like to donate?
$10 $20 $30
Would you like to make regular donations? I would like to make donation(s)
How many times would you like this to recur? (including this payment) *
Name *
Last Name *
Email *
Phone
Address
Additional Note
paypalstripe
Loading...