03
Th7

Chương trình tọa đàm “Tiêu thụ động vật hoang dã và nguy cơ dịch bệnh”

Trong nhiều thế kỷ qua, sản phẩm từ động vật hoang dã đã được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm các biểu tượng tôn giáo, dùng làm thuốc chữa bệnh, làm vật trang trí, thể hiện quyền lực và sự giàu có thông qua các tác phẩm chạm khắc tinh xảo, làm thực phẩm…. ở nhiều nơi, đặc biệt tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Hoạt động khai thác, buôn bán, và tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã được cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam xem là vấn nạn, ẩn chứa nhiều nguy cơ bùng phát các đại dịch trên quy mô toàn cầu.

Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của việc tiêu thụ động vật hoang dã, ngày 14/06/2024 vừa qua, Choice phối hợp cùng tổ chức WildAid Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế đã thực hiện chương trình tọa đàm “Tiêu thụ động vật hoang dã và nguy cơ dịch bệnh” tại Hội trường Đài truyền hình TRT. Với sự tham gia của các khách mời:

  • Ông Lê Ngọc Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ông Đoàn Văn Minh – Tiến sỹ, Bác sỹ y khoa khoa YHCT, trường Đh Y Dược, ĐH Huế
  • Ông Nguyễn Quang Tâm – Thạc sỹ, Bác sỹ khoa YHCT, Trường ĐH Y Dược, Đại học Huế

Các khách mời chia sẻ và thảo luận về thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ động vật hoang dã

Được biết, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương sở hữu tài nguyên sinh vật đa dạng cao nhất Việt Nam. Với diện tích hơn 90.000ha rừng nguyên sinh phân bổ ở vườn quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và khu bảo tồn Sao La – là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật quý hiếm. Với đặc tính đa dạng sinh học cao, từ nhiều năm về trước nhiều cánh rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành đích ngắm của nhiều đối tượng săn bắn, vận chuyển các loài động vật hoang dã quý hiếm. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đầu năm 2023 – quý 1 năm 2024, Chi cục đã phát hiện xử lý 42 vụ và phạt tiền hơn 350 triệu đồng. Về công tác bảo vệ các loài chim, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức 58 đợt ra quân, thu giữ và xử lý 10.500 cò giả, 57.505 que dính nhựa, 26.503m2 lưới, 1.387 cọc chống, thả về môi trường tự nhiên 275 cá thể. Đây chính là những kết quả của nỗ lực lâu dài trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo ông Lê Ngọc Tuấn, các cơ quan chức năng tại Việt Nam đã triển khai tốt các chương trình truyền thông cũng như là ngăn chặn xử lý các tình trạng mua bán động vật hoang dã, tuy nhiên việc săn bắt, nuôi nhốt, mua bán các loài động vật hoang dã vẫn xảy ra một cách tinh vi và phức tạp. Việt Nam được ghi nhận là nước có tình trạng mua bán, săn bắt động vật hoang dã rất cao và là nơi trung chuyển các loài động vật hoang dã từ Châu Phi về các nước trong khu vực thông qua cả 3 đường: đường không, đường bộ và đường biển.

Về góc nhìn y học cổ truyền với việc tiêu thụ động vật hoang dã

  • Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ sừng tê giác, vẩy tê tê và mật gấu nhiều nhất bởi nhiều người quan niệm rằng chúng là thần dược chữa được bách bệnh. Nhưng việc này chỉ có một mục đích duy nhất là thu lợi bất chính, đẩy các loài này đến bờ vực nguy cơ tuyệt chủng.
  • Tiến sỹ, bác sỹ Đoàn Văn Minh chia sẻ có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn về nhiễm hoặc lây lan dịch bệnh sẽ xảy ra khi chúng ta sử dụng chúng làm thức ăn hoặc thuốc vì động vật hoang dã là nguồn bệnh hoặc là vật chủ trung gian của các nguồn bệnh.

Khán giả đặt câu hỏi cho khách mời

Các khách mời và khán giả đã chia sẻ và thảo luận về thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp nhằm ngăn chặn việc tiêu thụ động vật hoang dã. Và đúc kết được những thông điệp quý giá, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã hướng đến một tương lai xanh hơn, an toàn hơn cho muôn loài.

Leave a Reply

You are donating to : Choice VN

How much would you like to donate?
$10 $20 $30
Would you like to make regular donations? I would like to make donation(s)
How many times would you like this to recur? (including this payment) *
Name *
Last Name *
Email *
Phone
Address
Additional Note
paypalstripe
Loading...