BẬT MÍ 6 BÍ ẨN VỀ NHỰA CẦN BIẾT CÙNG CHOICE

Sử dụng nhựa có thể bị chịu mức phạt 38.000 USD hay 4 năm “bóc lịch”. Nhựa cũng sẽ có nhựa “this”, nhựa “that”
30
Th3

BẬT MÍ 6 BÍ ẨN VỀ NHỰA CẦN BIẾT CÙNG CHOICE

♻️ Sử dụng nhựa có thể bị chịu mức phạt 38.000 USD hay 4 năm “bóc lịch”

♻️ Nhựa cũng sẽ có nhựa “this”, nhựa “that”

♻️ Lượng khí nhà kính phát thải từ vòng đời các sản phẩm nhựa trên toàn cầu tương đương công suất 189 nhà máy nhiệt điện than 500 Megawatt

 

Đó là chỉ là số ít trong nhiều điều bạn sẽ khám phá khi xem qua bài tổng hợp những thông tin thú vị về nhựa – vật được coi là gánh nặng môi trường hàng đầu hiện nay. Từ đó, chúng mình hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về nhựa, qua đó hướng đến lối sống xanh giảm nhựa bảo vệ môi trường.

 

??Click vào từng hình để xem nội dung chi tiết nhé!

 

#Choice  #VietnamClimateAction

 

  • Ô nhiễm nhựa khiến ta không chỉ đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đại dương mà còn là biến đổi khí hậu 

 

Bạn có biết rằng ô nhiễm nhựa không chỉ ảnh hưởng đến đại dương mà còn là một tác nhân gây nên biến đổi khí hậu. Khi 8% lượng dầu khí trên toàn cầu được dùng để sản xuất nhựa [2]. Chưa hết, theo thống kê của CIEL công bố năm 2019, tổng vòng đời của nhựa (bao gồm công đoạn khai thác, sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ và trở thành rác thải) đóng góp tới 850.000.000 tấn khí nhà kính ra môi trường – tương đương với lượng phát thải của 189 nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW làm việc hết công suất. [1]. Với lượng phát thải khủng khiếp này, chính những chiếc vật dụng nhựa dùng 1 lần quá đỗi quen thuộc thực sự đang đe dọa mục tiêu toàn cầu trong việc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu, là giữ cho nhiệt độ nóng lên toàn cầu dưới 1.5 độ C.

 

[1]: https://www.ciel.org/wp-content/uploads/2019/05/Plastic-and-Climate-FINAL-2019.pdf

[2]: https://yaleclimateconnections.org/2019/08/how-plastics-contribute-to-climate-change/

 

  • Không phải nhựa nào cũng giống nhau và cách phân biệt: 

Bạn hay có thói quen tái sử dụng những chai nước suối nhựa 500 ml? Không phải loại nhựa nào cũng có thể tái sử dụng nhiều lần và việc sử dụng lại những chai nước nhựa như vậy có thể gây nhiều tác hại đến sức khỏe của chính các bạn đấy. Hiện nay, các sản phẩm nhựa được chia làm 7 loại khác nhau tương ứng từ số 1 đến 7 với mục đích khác nhau bao gồm:

 

1/Số 1 – Nhựa PET hay còn gọi là PETE

Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) sử dụng để đựng những loại nước uống (thực phẩm dạng lỏng) như nước khoáng, bia, nước ngọt, v.v. Đây là loại nhựa không có khả năng tái sử dụng mà chỉ sử dụng được 1 lần, vì có khả năng thẩm thấu hợp chất DEHP – chất gây nên bệnh ung thư vào nước uống đựng trong chai. [1]

 

2/Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE

Nhựa HDP ( High-Density Polyethylene) là loại nhựa khá an toàn, dễ dàng tái sử dụng lẫn tái chế và thường được dùng để là bình sữa, hộp đựng kem, chai đựng dầu gội.

 

3/ Số 3 – Nhựa PVC

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) là loại nhựa mỏng, mềm và có độ dẻo cao, thường được dùng để làm màng bọc thực phẩm, khay đồ ăn, v.v. Trong nhựa PVC thường có hợp chất bisphenol A gây phá hủy nội tiết tố và gia tăng rủi ro ung thư ở người

 

4/ Số 4 – Nhựa LDPE

Nhựa LDPE (Low-Density Polyethylene) là nhựa có tính chất hóa học gần giống như loại nhựa số hai nhưng mềm hơn nên được sử dụng để làm bọc quấn, túi đựng rác

 

5/ Số 5 – Nhựa PP

Nhựa PP (polypropylene) là loại nhựa có tính bền nhiệt cao, dễ tái sử dụng, an toàn để sử dụng làm hộp đựng thực phẩm, sử dụng trong lò vi sóng (với thời gian 1 – 2 phút)

 

6/ Số 6 – Nhựa PS

Nhựa PS (Polystyrene) là nhựa rẻ và nhẹ. Không an toàn để tái sử dụng,  thường được dùng để làm các hộp đồ ăn uống dùng 1 lần hay các dụng cụ dao thìa đĩa đi đã ngoại.

 

7/ Số 7 – Các loại nhựa khác

Loại nhựa có ký hiệu số 7 thường là những loại nhựa độc hại, rẻ tiền và không rõ nguồn gốc. Hiện tại, nhựa số 7 có khả năng làm bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất do tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nếu mọi người có thể check được ký hiệu thì hãy tránh xa loại nhựa này ra nhé

 

[1]: https://www.thoughtco.com/reusing-plastic-bottles-serious-health-hazards-1204028#:~:text=Health%20advocates%20advise%20against%20reusing,but%20reuse%20should%20be%20avoided.

 

  • Số lần tái chế của nhựa là hữu hạn  

 

Vật chất nhựa nếu nói đơn giản là được cấu tạo bởi những dải liên kết hóa học dài và qua mỗi lẫn tái chế lại (dù chỉ có 9% lượng nhựa được tái chế), dãi liên kết hóa học lại bị đứt gãy đi và làm giảm chất lượng của vật chất nhựa tiếp nối F2. Chính vì thế, dù ta có những loại nhựa có khả năng tái chế, nhưng lần tái chế của các sản phẩm vẫn là hữu hạn, và thông thường 2 – 3 lần đến khi vật chất nhựa đó đến hạn không thể tái chế. [1]

 

[1]: https://blog.nationalgeographic.org/2018/04/04/7-things-you-didnt-know-about-plastic-and-recycling/1085

 

  • Ở một số nước, sử dụng nhựa là phạm pháp 

Ở nhiều nước, việc sử dụng, thải bỏ nhựa có thể xem là hành vi bất hợp pháp. Như tại Kenya (Châu Phi), nếu bị phát hiện sử dụng, sản xuất hoặc bán túi nhựa sẽ đối mặt với án phạt “bóc lịch” 4 năm hoặc bị phạt 38.000 USD. Hay tại Anh (UK) đã áp dụng thuế với túi nhựa vào năm 2015 và cấm bán các sản phẩm có chứa hạt vi nhựa sơ cấp như sữa tắm và tẩy tế bào chết, vào năm 2018.

 

  • Các vật dụng thông thường như túi trà lọc,  kẹo cao su cũng hiện hữu một lượng vi nhựa. 

Có thể bạn chưa biết, nhưng khăn ướt dùng 1 lần, túi trà lọc hay kẹo cao su đều hiện hữu 1 lượng vi nhựa nhất định. Ví dụ như kẹo cao su – khi trước được làm bằng nhựa cây thì ngày nay, để tăng tính đàn hồi, kẹo cao su đã được tạo ra từ một hợp chất nhựa polymer. Hay đối với trà túi lọc có 1 lớp nhựa rất mỏng tên polypropylene nhằm tăng độ bền, tránh rơi lá trà ra ngoài. [1]

 

Nguồn: [1] https://friendsoftheearth.uk/plastics/everyday-items-hiding-plastic

 

  • Nhựa từng được coi là giải pháp bảo vệ môi trường 

Có thể bạn không tin nhưng nhựa – sản phẩm đang gây nên gánh nặng môi trường khủng khiếp, đã từng được ví von như 1 giải pháp bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu lượng sản phẩm đến từ thành phần tự nhiên. Khi những năm thế kỷ 19, các ngành công nghiệp phát triển ồ ạt khiến con người buộc khai thác tài nguyên thì nhựa đã ra đời, nhằm làm nguyên liệu thay thế. Điều này minh chứng cho việc nhựa không phải là vấn đề gốc rễ mà là cách tiêu thụ của con người. Nếu chỉ cần mỗi người giảm bớt thói quen sử dụng vô độ những sản phẩm nhựa đi thì hẳn sẽ bớt đi nhựa đáng kể cho môi trường, sinh vật và chính cả con người.

Leave a Reply

You are donating to : Choice VN

How much would you like to donate?
$10 $20 $30
Would you like to make regular donations? I would like to make donation(s)
How many times would you like this to recur? (including this payment) *
Name *
Last Name *
Email *
Phone
Address
Additional Note
paypalstripe
Loading...