Từ chối hoặc hạn chế
sử dụng nhựa một lần
không chỉ bảo vệ môi trường, hệ sinh thái mà còn bảo vệ chính sức khỏe và tương lai của chúng ta. Hãy ký cam kết từ chối sử dụng nhựa một lần để xây dựng một hành tinh xanh và bền vững hơn nhé!
Nếu bạn có ý tưởng hay giải pháp sáng tạo nào để giảm thiểu rác thải nhựa, hãy chia sẻ ngay với chúng tôi tại email: coms@choicevn.com
Cam kết ngayThay đổi nhận thức, hành vi và nhu cầu sử dụng nhựa dùng một lần tại Việt Nam thông qua các chiến dịch truyền thông sáng tạo, sự ủng hộ của những người có tầm ảnh hưởng, cùng với việc thúc đẩy các giải pháp thiết thực giảm thiểu rác thải nhựa.
Vì một tương lai không còn ô nhiễm rác thải nhựa, nơi thiên nhiên và con người không phải chịu những tác hại bởi hạt vi nhựa, rác thải nhựa đại dương, ô nhiễm nhựa trong đất và nguồn nước.
460 triệu tấn
nhựa được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới.
(UNEP, 2021)
~20 triệu tấn
tấn nhựa vĩ mô (các mảnh lớn hơn 0,5 mm) rò rỉ ra môi trường mỗi năm có nguồn gốc từ sản phẩm nhựa dùng một lần.
(IUCN, 2019)
19 – 23 triệu tấn
rác nhựa bị thải ra sông, hồ, đại dương mỗi năm trên toàn cầu.
(UNEP)
400 năm
là con số mà nhựa cần để phân hủy.
(National Geographic)
5-284 g/kg
là lượng BPA trong vi nhựa (chất làm cứng nhựa) có thể ngấm vào thực phẩm, làm thay đổi chức năng gan, kháng insulin, ảnh hưởng đến thai nhi, hệ sinh sản và chức năng não.
(Sức khỏe & Đời sống)
5 gram
là lượng nhựa trung bình mà một người đưa vào cơ thể mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng.
(WWF)
50.000 hạt vi nhựa
là số lượng tối thiểu mà mỗi người sẽ tiêu thụ trong một năm.
(Báo ANTV, 2024)
0,05-10 mg/l
là nồng độ hạt vi nhựa có thể gây căng thẳng oxy hóa, dẫn đến mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa, gây viêm và ảnh hưởng đến tế bào não và tế bào biểu mô.
(Bệnh viện Y dược Huế)
3/4 mẫu sữa
của 34 bà mẹ khỏe mạnh phát hiện chứa từ 1 – 5 hạt vi nhựa.
(Đại học Bách khoa Marche, Ý)
270 loài
được ghi nhận bị tổn thương do vướng phải đồ nhựa và hơn 240 loài ăn phải đồ nhựa.
(WWF, 2019)
Thông tin từ Ban Tuyên giáo Trung ương “Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và đưa đến nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Trong đó, rác thải rắn sinh hoạt và rác thải nhựa đang trở thành vấn đề nan giải mà nhiều quốc gia phải đối mặt, trong đó có Việt Nam”.
Theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, tổng khối lượng chất thải nhựa phát sinh là 2,9 triệu tấn (gồm 1,6 triệu tấn ở đô thị, 1,3 triệu tấn ở nông thôn) và có tốc độ gia tăng khoảng 5%/năm. Tổng lượng rác thải nhựa được thu gom là 2,4 triệu tấn (1,55 triệu tấn ở đô thị, 0,85 triệu tấn ở nông thôn). Tuy nhiên, chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa được phân loại cho tái chế và 0,77 triệu tấn rác được tái chế. Tổng thất thoát chất thải nhựa vào môi trường là 0,42 triệu tấn.
Hiện tại, Việt Nam là nước có tỷ lệ rác thải nhựa đại dương cao, cộng với ô nhiễm nguồn nước nên dự kiến Việt Nam thiệt hại 3,5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2035, cùng với đó là dự báo biến đổi khí hậu và thiên tai sẽ ảnh hưởng tới 11% GDP của Việt Nam đến năm 2030.
“10 loại rác thải nhựa hàng đầu tại các địa điểm sông và ven biển ở Việt Nam là: Mảnh nhựa mềm, ngư cụ 1, ngư cụ 2, túi nhựa 0-5 kg, hộp xốp đựng thức ăn, ống hút, bao bì thực phẩm khác, nhựa khác, mạnh nhựa cứng, bao bì bim bim, kẹo”
“Từ khi mở quán đến giờ, mỗi ngày tiệm cơm của tôi sử dụng khoảng 100 hộp xốp kèm bao nylon, thìa nhựa. Đấy là chưa kể những ly nhựa cho khách dùng uống 1 lần. Nói chung, tiệm tôi cũng những các tiệm khác bán trà sữa, đồ ăn vặt… đa phần đều dùng sản phẩm từ nhựa. Bởi vì giá thành rẻ, tiện lợi hơn các sản phẩm từ chất liệu khác”
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TN&MT, cho biết: “Hiện nay, các sản phẩm nhựa dùng một lần đang được sử dụng quá nhiều trong đời sống và khó có thể thay đổi ngay lập tức hành vi tiêu dùng. Điều đó xuất phát từ thực tế nhựa là vật liệu nhẹ, giá cả phải chăng, dễ sử dụng, bền và linh hoạt với nhiều ứng dụng. Do đó, với cách sử dụng nhựa như hiện nay, lượng chất thải sẽ tiếp tục tăng lên và có nguy cơ rò rỉ ra môi trường, đặc biệt là các loại nhựa có giá trị thấp và ít được thu gom, tái chế”.
Ngày nay, nhựa đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong cuộc sống chúng ta.
Từ bao bì thực phẩm, chai lọ, đồ dùng gia đình cho đến các sản phẩm công nghiệp. Sự tiện lợi mà nhựa mang lại đã khiến chúng ta gần như phụ thuộc vào nó và tạo nên một cơn “nghiện” khó cưỡng. Liệu có phải chúng ta đang bị vòng xoáy của nhựa cuốn đi trong vô thức và không thể từ chối chúng không?
Sảnh Tây,
Trung tâm mua sắm AEON Mall Tân Phú
15/11 – 17/11/2024
Bạn có bao giờ thắc mắc liệu mình có phải là một “tín đồ” của nhựa không? Vậy thì, sự kiện “Trại Cai Nhựa” là dành cho bạn! Được tổ chức tại sảnh Tây, tầng trệt Trung tâm mua sắm Aeon Tân Phú, sự kiện “Trại Cai Nhựa” mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị thông qua các hoạt động: khám phá thông tin về tình trạng ô nhiễm nhựa, thực hiện bài kiểm tra đánh giá mức độ nghiện nhựa,… Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia các trò chơi theo từng trạm tương ứng với các thông điệp ý nghĩa: Từ chối (Refuse), Giảm thiểu (Reduce), Tái sử dụng – Tái mục đích (Reuse – Repurpose), Tái chế (Recycle) cùng với vô số phần quà hấp dẫn đang chờ bạn tại sự kiện.
Lối sống bền vững không chỉ là xu hướng mà còn là một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ nhựa, chúng ta có thể thực hành lối sống xanh theo nguyên tắc 5R.
Trang thông tin Từ chối sử dụng nhựa dùng một lần mang mục đích nâng cao nhận thức về những tác hại của rác thải nhựa đối với sức khoẻ con người và môi trường.
Tại trang thông tin, bạn có thể ký cam kết từ chối sử dụng nhựa dùng một lần để góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta và thế hệ tương lai.
Nếu bạn có ý tưởng hay giải pháp sáng tạo nào để giảm thiểu rác thải nhựa, hãy chia sẻ ngay với chúng tôi tại:
Email: coms@choicevn.com
Tôi cam kết:
Nghiên cứu gần đây cho thấy, nhựa làm từ thực vật thải ra ít hạt vi nhựa hơn nhiều so với nhựa truyền thống trong môi trường biển, nên đây có thể là một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để đánh giá đầy đủ tác động của chúng.
Nhiều du khách vô tình gây hại đến các hệ sinh thái và nhiều loài động vật hoang dã do thiếu kiến thức về du lịch hoang dã. Ngoài ra, một số điểm du lịch còn quảng bá những món đặc sản thịt rừng để câu dụ thực khách tò mò. Do đó, chiến dịch Nhà thám hiểm hoang dã được ra đời với mục tiêu thúc đẩy hình thức du lịch bền vững nhằm hỗ trợ các hoạt động và dịch vụ thân thiện với động vật, đồng thời giảm thiểu việc tiêu thụ thịt rừng và các sản phẩm động vật hoang dã khác.
Ở tập 1, H’Hen, Hà Nhi, Ssay Huỳnh và Dustin Phúc Nguyễn sẽ cùng các khán giả qua màn ảnh nhỏ hòa mình vào thế giới hoang dã tại VQG Cát Tiên với nhiều chặng thử thách cam go và thú vị như Truy tìm rương kho báu gốc cây Tung cổ thụ, Chăm sóc Gấu cứu hộ, Ngắm nhìn thú hoang dã về đêm
Sang tập 2, các khán giả sẽ theo chân H’Hen, Anh Tú và Diễm My khám phá núi rừng kỳ thú tại VQG Cúc Phương và Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long qua những thử thách không kém phần gây cấn như Săn ảnh Voọc mông trắng, Vượt tơ nhện gốc cây trăm năm, Bí ẩn Động Người Xưa, v.v.
Nhà Thám Hiểm Hoang Dã – Tập 1
Nhà Thám Hiểm Hoang Dã – Tập 2
Hình ảnh
Xuất phát từ sự thiếu hụt các tiếng nói đưa tin và bảo vệ quyền lợi cho động vật hoang dã, Bản Tin Nguội đã được triển khai để tăng tương quan truyền thông cho các tin tức về động vật hoang dã trong và ngoài nước. Song song với các video tin tức động vật, kênh Bản Tin Nguội đã cập nhật thêm nhiều video cung cấp kiến thức về các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, đặc biệt là các loài nằm trong sách đỏ để giáo dục nhận thức người xem và góp phần giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Các tin tức được khai thác và thuật lại với nhiều góc nhìn mới và sáng tạo hơn qua lối kể chuyện gần gũi của Biên tập viên Tê tê, nhằm giúp những chủ đề vốn có phần xa lạ trở nên thân quen hơn, liên hệ được với cuộc sống và cảm xúc của người xem.
Theo chân các cán bộ Kiểm lâm và cán bộ Bảo vệ rừng Trạm Kiểm lâm Cha Linh – Mù Nú, phóng sự “Tết ở Rừng” thể hiện một lát cắt nhỏ trong công tác bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã vất vả nhưng không kém phần bền bỉ của các cán bộ nơi đây. Song song đó, phóng sự cũng thể hiện các phong tục ngày tết của đồng bào vùng cao tại xã Hồng Hạ.
Phóng sự đã ghi lại chân thật bữa cơm Tết bình dị của những cán bộ làm nhiệm vụ giữ rừng. Bữa cơm giúp vơi đi nỗi nhọc nhằn, vất vả của các cán bộ và phần nào tán dương những thành công của lực lượng Kiểm lâm và bảo vệ rừng.
Chương trình “Về với hoang dã” tạo cơ hội cho các em học sinh tại Huế tìm hiểu sâu sắc hơn về hệ sinh thái rừng nhiệt đới cùng với các loài động thực vật quý hiếm, cũng như văn hoá địa phương, cộng đồng sống khu vực lân cận rừng. Sau buổi ngoại khóa, các bạn học sinh có cơ hội hiểu thêm về các loài động vật hoang dã nguy cấp cùng với các hệ lụy của nạn săn bắt, vận chuyển và tiêu thụ các loài. Qua các hoạt động thiết thực, chương trình còn giúp các bạn trẻ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên và muôn loài.
40 em học sinh Trường THCS Trần Cao Vân và Trường THCS Thống Nhất cùng các giáo viên đã tham gia hành trình “chinh phục” Hải Vọng Đài, Thác Đỗ Quyên cùng nhiều điểm thiên nhiên hoang dã kỳ vĩ khác tại rừng nguyên sinh VQG Bạch Mã.
Xem thêm tại đây.
Chuyến đi dành cho người mong muốn dành thời gian cho bản thân để thư giãn, chăm sóc tinh thần, tìm hiểu thiên nhiên qua những hoạt động kết nối với thân, tâm, môi trường xung quanh và thế giới quang của các loài động vật hoang dã. Chỉ sau 612 giờ tạm gác lại mọi bộn bề cuộc sống và công việc phía sau, bạn sẽ như được làm mới mình và hiểu hơn về những vấn đề nội tại chưa thật sự dành thời gian nhìn nhận rõ.
Chuyến đi dành cho người có kinh nghiệm trekking không dưới 15km/ngày. Đây là hành trình trải nghiệm thiên nhiên không khói. Bạn cần phải đi bộ và đạp xe kết hợp qua các tuyến đường trọng điểm mà động vật hoang dã thường xuất hiện tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Việc di chuyển bằng xe đạp sẽ giúp bạn nghe, nhìn và cảm thiên nhiên một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn.
Chuyến đi dành cho người mới bắt đầu hành trình trải nghiệm thiên nhiên, con đường đi bộ dự tính mỗi ngày 5-8km. Ngoài việc được đắm mình trong bầu không khí của khu rừng của Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi có hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Bạn còn được hướng dẫn chi tiết về các quần thể bò tót, voi, cá sấu, các loài khác sống trong tự nhiên và những điều chỉ có tại Cát Tiên.
Chuyến đi dành cho người mong muốn dành thời gian cho bản thân để thư giãn, chăm sóc tinh thần, tìm hiểu thiên nhiên qua những hoạt động kết nối với thân, tâm, môi trường xung quanh và thế giới quang của các loài động vật hoang dã. Chỉ sau 612 giờ tạm gác lại mọi bộn bề cuộc sống và công việc phía sau, bạn sẽ như được làm mới mình và hiểu hơn về những vấn đề nội tại chưa thật sự dành thời gian nhìn nhận rõ.
Chuyến đi dành cho người có kinh nghiệm trekking không dưới 15km/ngày. Đây là hành trình trải nghiệm thiên nhiên không khói. Bạn cần phải đi bộ và đạp xe kết hợp qua các tuyến đường trọng điểm mà động vật hoang dã thường xuất hiện tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Việc di chuyển bằng xe đạp sẽ giúp bạn nghe, nhìn và cảm thiên nhiên một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn.
Chuyến đi dành cho người mới bắt đầu hành trình trải nghiệm thiên nhiên, con đường đi bộ dự tính mỗi ngày 5-8km. Ngoài việc được đắm mình trong bầu không khí của khu rừng của Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi có hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Bạn còn được hướng dẫn chi tiết về các quần thể bò tót, voi, cá sấu, các loài khác sống trong tự nhiên và những điều chỉ có tại Cát Tiên.