20
Th11

Nam Phi và nạn buôn lậu các sản phẩm từ hổ

Theo một báo cáo gần đây của tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu Four Paws, Nam Phi hiện đang là nơi có số lượng trang trại nuôi hổ lớn nhất ngoài châu Á. Tuy nhiên, điều đáng báo động ở đây là một số trong các cơ sở đó bị cáo buộc có tham gia vào hoạt động buôn lậu bất hợp pháp các bộ phận cơ thể hổ sang các nước như Trung Quốc và Việt Nam để sử dụng trong y học cổ truyền.

Cụ thể, báo cáo của Four Paws cho biết, có tới 103 cơ sở tại Nam Phi nuôi nhốt hổ trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2024. Một số cơ sở này được cho là đang nhân giống hổ với mục đích bán các bộ phận cơ thể của chúng.

Báo cáo nêu rõ ba mạng lưới bị nghi ngờ có tham gia vào hoạt động buôn lậu, trong đó các thành viên sử dụng mạng xã hội để quảng bá và giao dịch các sản phẩm từ xương hổ, được cho là “cao hổ cốt” – một loại dược liệu thường được sử dụng trong y học cổ truyền ở Trung Quốc và Việt Nam.

Nam Phi hiện đang là nơi có số lượng trang trại nuôi hổ lớn nhất ngoài châu Á. (Ảnh: Shreekar Lathiya/ Unsplash.com)

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), hổ được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện tại, ước tính số lượng hổ trong tự nhiên chỉ còn khoảng 5.574 cá thể tính đến năm 2021, phân bố rải rác trên 13 quốc gia châu Á. Mặc dù con số này đã tăng 40% so với năm 2021, nhưng vẫn là một phần nhỏ so với khoảng 100.000 cá thể ở một thế kỷ trước.

Việc buôn bán hổ sống và các bộ phận cơ thể của chúng đã bị cấm từ năm 1975 theo Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Tuy nhiên, “buôn bán bất hợp pháp vẫn là mối đe dọa lớn đối với quần thể hổ hoang dã”, tổ chức Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Four Paws còn cho biết, xương sư tử cũng được xuất khẩu bất hợp pháp từ Nam Phi để bán ở Châu Á dưới “mác” là xương hổ bởi vì quốc gia này cho phép nhân giống sư tử vì mục đích thương mại, tuy nhiên việc này đã bị cấm kể từ năm 2019.

Một báo cáo chính thức của chính phủ năm 2024 cho thấy Nam Phi đang nuôi nhốt khoảng 626 cá thể hổ. Tuy nhiên, chính phủ nước này cũng lưu ý rằng các quy định về hổ sẽ tương đối lỏng lẻo hơn vì chúng không phải là động vật bản địa ở Nam Phi. Điều này khiến chúng trở thành “sự lựa chọn lý tưởng hơn” đối với những kẻ buôn lậu động vật hoang dã.

Trước thực trạng đáng báo động này, Four Paws đã đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề như:

  • Nam Phi cần cấm mọi hình thức mua bán các loài mèo lớn, các bộ phận và sản phẩm từ mèo lớn.
  • Tất cả các cơ sở nuôi nhốt các loài mèo lớn với mục đích thương mại cần bị đóng cửa.
  • Nam Phi cần có kế hoạch cụ thể để chấm dứt hoàn toàn ngành công nghiệp mèo lớn vào năm 2030.
  • Nam Phi cần thực hiện đầy đủ các quy định của CITES liên quan đến bảo vệ các loài mèo lớn.
  • Nam Phi nên đóng vai trò tiên phong trong việc kêu gọi bảo vệ tất cả các loài mèo lớn bằng cách đề xuất cấp mức độ bảo vệ như nhau cho chúng theo CITES.

Nguồn thông tin: Four Paws, The Guardian

Leave a Reply

You are donating to : Choice VN

How much would you like to donate?
$10 $20 $30
Would you like to make regular donations? I would like to make donation(s)
How many times would you like this to recur? (including this payment) *
Name *
Last Name *
Email *
Phone
Address
Additional Note
paypalstripe
Loading...