Trang thông tin Nói “Không” với thịt rừng mang mục đích nâng cao nhận thức người xem về những mối nguy liên quan đến mua bán và tiêu thụ thịt rừng.
Tại trang thông tin, bạn có thể ký cam kết nói “Không” với thịt rừng để cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã nói chung.
Đường dây nóng báo cáo vi phạm về động vật hoang dã:
Vì một thế giới nơi động vật hoang dã có thể tự do phát triển, không bị đe dọa bởi hành vi săn bắt, buôn bán và tiêu thụ.
Thay đổi nhận thức, hành vi và nhu cầu sử dụng thịt rừng tại Việt Nam thông qua các chiến dịch truyền thông sáng tạo, sự ủng hộ của những người có tầm ảnh hưởng, cùng với việc tăng cường thúc đẩy du lịch thân thiện với động vật hoang dã.
Thợ săn ủ thịt bằng cách bỏ con thú mà vừa săn được vào túi ni lông, chôn xuống đất, đánh dấu cẩn thận rồi tiếp tục hành trình săn. Thịt thú rừng khi được đào lên có khi đã thối rữa, nhưng vẫn được đưa về bán cho các đầu nậu ngoài bìa rừng, rồi được ướp hóa chất để vận chuyển về thành phố bán cho các nhà hàng, quán nhậu.
Rùng mình công nghệ ủ thịt thú rừng (Dân trí)
Các sản phẩm rừng được làm giả hầu hết đều được chế biến từ thịt heo nái. Heo nái lên đời thành heo rừng diễn tiến theo quy trình sau: Heo mua về bị bỏ đói, khát cho giảm mỡ. Khi con heo gần như kiệt sức thì người ta tiến hành làm thịt, khò lửa rồi… “cấy lông”. Để có lợi nhuận cao, các đối tượng chọn mua loại heo bệnh, heo già chết.
Lật tẩy kỹ nghệ làm giả “đặc sản thú rừng” siêu đẳng (Giáo dục Việt Nam)
Khi chúng tôi hỏi lý do vì sao các “con buôn” lại bôi, tẩm Formaldehyde vào thịt động vật hoang dã, Tình giải thích thêm: “Tại vì người ta bán hàng, người ta bỏ thịt ở giữa chợ cả ngày, mà để từ ngày này qua ngày khác, không cấp đông thì nội tạng, ruột cũng như thịt sẽ hỏng, thối hết. Thế nên họ phải dùng chất bảo quản đó.”
Hãi hùng nguồn bệnh từ thịt thú rừng: Ăn cả chất độc (VietnamPlus)
Thợ săn vội vã bỏ súng, chạy thục mạng lại phía con mồi đã bị hạ. Anh nhanh chóng lấy ra một cái ống xylanh cỡ to, rút đầy một ống thứ hoá chất pha sẵn từ một cái hũ và tiêm lấy tiêm để vào khắp người con thú. “Thịt rừng là loại thịt không mỡ, đạm cao, chỉ cần một ngày để trong rừng là đã thối rữa, nên phải chích hoặc ướp thuốc.”
Thịt thú rừng ướp formol? (An ninh Thủ đô)
Hiện nay, hầu hết người tiêu dùng không nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn mà bản thân họ, người thân và xã hội phải gánh chịu khi tiêu thụ thịt rừng. Theo thống kê trong 30 năm trở lại đây, khoảng 75% các bệnh mới ở người là do lây truyền từ động vật. Lịch sử cũng đã ghi nhận hàng loạt những đợt bùng dịch nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS), EBOLA, hay các trường hợp gần đây như Covid-19 đều có nguồn gốc từ động vật và lây truyền từ động vật sang người.
Tiêu thụ thịt thú rừng: Những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe con người (Thanh niên)
Ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM còn khẳng định: “Trong thành phố không có thịt rừng tươi, các quán nhậu rao bán thịt rừng đều là thịt ôi thối, hoặc đã được bảo quản bằng phoóc – môn! Có nhiều vụ khi mang tang vật về đến chi cục, vài tiếng đồng hồ sau là mùi từ những miếng thịt bốc lên hôi nồng”.
Kinh hãi thịt rừng! (Thanh Niên)
Theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam, Ebola không phải là bệnh duy nhất có nguồn gốc từ động vật. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm như SARS, cúm H5N1, hay AIDS đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
Thịt thú rừng và nguy cơ mắc nhiều đại dịch trầm trọng hơn Ebola (Sức khỏe và Đời sống)
Việc ăn thịt các loại động vật hoang dã, “độc”, “lạ” để thể hiện “đẳng cấp” dân chơi, hay đơn giản chỉ vì muốn trải nghiệm “cái mới”… đã khiến không ít người “rước họa vào thân”, từ lây nhiễm bệnh tật đến vướng vòng lao lý, thậm chí là mất mạng.
Rước họa vì ăn thịt ‘lạ’ (Thanh niên)
Tại thời điểm kiểm tra, có hơn 1 tấn thịt lợn chuẩn bị được chế biến thành thịt nai, thịt nhím và gần 300kg thịt nai, thịt nhím thành phẩm đã đóng gói nằm ngổn ngang trên sàn nhà. Toàn bộ số thịt này được mua từ chợ về, sau đó được ướp tạo màu đỏ, cấp đông khoảng 10 tiếng sau đó đóng gói vào các bao bì và phân phối ra thị trường.
Triệt phá cơ sở chế biến thịt lợn thành thịt thú rừng tại TP.HCM (VTV)
Theo quan niệm thông thường, ta thường cho rằng thịt rừng sạch hơn vì được săn bắn trực tiếp từ tự nhiên, ăn thịt rừng thể hiện đẳng cấp cá nhân vì không phải ai cũng dễ dàng mua được, thịt rừng bổ dưỡng cho sức khỏe vì không được nuôi bằng thuốc tăng trọng… nhưng liệu đây có phải là sự thật? Do đó, chiến dịch Thịt rừng Sạch – Sành – “Xanh”? ra đời nhằm kêu gọi cộng đồng nói “Không” với mua bán, tiêu thụ thịt rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Nhiều du khách vô tình gây hại đến các hệ sinh thái và nhiều loài động vật hoang dã do thiếu kiến thức về du lịch hoang dã. Ngoài ra, một số điểm du lịch còn quảng bá những món đặc sản thịt rừng để câu dụ thực khách tò mò. Do đó, chiến dịch Nhà thám hiểm hoang dã được ra đời với mục tiêu thúc đẩy hình thức du lịch bền vững nhằm hỗ trợ các hoạt động và dịch vụ thân thiện với động vật, đồng thời giảm thiểu việc tiêu thụ thịt rừng và các sản phẩm động vật hoang dã khác.
Xuất phát từ sự thiếu hụt các tiếng nói đưa tin và bảo vệ quyền lợi cho động vật hoang dã, Bản Tin Nguội đã được triển khai để tăng tương quan truyền thông cho các tin tức về động vật hoang dã trong và ngoài nước. Song song với các video tin tức động vật, kênh Bản Tin Nguội đã cập nhật thêm nhiều video cung cấp kiến thức về các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, đặc biệt là các loài nằm trong sách đỏ để giáo dục nhận thức người xem và góp phần giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Trong thời đại khoa học tiên tiến, nhiều lương y ngành Y học cổ truyền đã nhận thấy rằng việc sử dụng vảy tê tê hoặc các vị thuốc tương tự để điều trị bệnh là việc làm thiếu cơ sở lâm sàng. Do đó, CHOICE cùng WildAid Việt Nam đã tiến hành báo cáo về Tê tê và Quan điểm của người hành nghề Y học cổ truyền.
Chương trình tạo cơ hội cho các em học sinh tại Huế tìm hiểu sâu sắc hơn về hệ sinh thái rừng nhiệt đới cùng với các loài động thực vật quý hiếm, cũng như văn hoá địa phương, cộng đồng sống khu vực lân cận rừng.
Theo chân các cán bộ Kiểm lâm và cán bộ Bảo vệ rừng Trạm Kiểm lâm Cha Linh – Mù Nú, phóng sự “Tết ở Rừng” thể hiện một lát cắt nhỏ trong công tác bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã vất vả nhưng không kém phần bền bỉ của các cán bộ nơi đây. Song song đó, phóng sự cũng thể hiện các phong tục ngày tết của đồng bào vùng cao tại xã Hồng Hạ.
NÊN
KHÔNG NÊN
Khi cam kết nói “Không” với thịt rừng là bạn đang góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo một tương lai bền vững cho các thế hệ mai sau.
Hãy cùng chung tay hành động vì động vật hoang dã.
Đường dây nóng báo cáo vi phạm về động vật hoang dã:
Với sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng và các cán bộ kiểm lâm, các chiến dịch của chúng tôi đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà hàng tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hiện đã có 50 nhà hàng cam kết không mua bán hoặc quảng bá thịt rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Chúng tôi rất vinh dự nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức và cá nhân chung tay bảo vệ động vật hoang dã.
Mỗi loài động vật hoang dã đều là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái. Vậy nên chúng ta nên nói “không” với thịt rừng và chung tay bảo vệ muôn loài.
Qua trao đổi với Cán bộ Kiểm lâm, theo My biết, việc săn bắt động vật hoang dã thường kéo dài nhiều ngày, thậm chí là vài tuần, dẫn đến việc các tay buôn phải tẩm ướp thịt rừng trong formol. Vậy nên nhiều người lầm tưởng thịt rừng “bổ dưỡng, sạch sẽ” nhưng thực chất lại đang rước họa vào thân.
Chúng ta không nên ăn thịt rừng vì có thể làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã và góp phần làm gia tăng các loại tội phạm về động vật hoang dã xuyên biên giới và trong nước.
Anh Tú mong rằng các bạn khán giả sẽ luôn yêu quý và trân trọng thiên nhiên qua việc khám phá rừng có trách nhiệm, không tàn phá thiên nhiên. Và đặc biệt là luôn yêu thương động vật, nói “Không” với thịt rừng.
Nhiều người lầm tưởng thịt rừng có lợi hay thậm chí là bổ dưỡng, nhưng thật chất lại rất nguy hiểm vì thịt rừng chứa rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn nơi hoang dã, từ vi khuẩn cho đến ký sinh trùng.
Thịt rừng không có giá trị cho việc bảo vệ sức khỏe con người mà còn có thể gây hại cho người sử dụng.
Con người chúng ta có bè bạn, có gia đình thì động vật cũng thế, cũng có gia đình và ngôi nhà của mình. Và mái nhà của các bạn thú rừng là thiên nhiên hoang dã. Vậy nên chúng ta hãy để các bạn động vật hoang dã được sống, được an toàn tại những cánh rừng già, chứ không phải trên bàn nhậu.
Thịt rừng nói riêng và động vật hoang dã nói chung cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Điển hình là trận đại dịch Covid vừa rồi cũng được cho là có xuất phát từ động vật hoang dã. Hy vọng cộng đồng có thể có ý thức hơn với thiên nhiên, tôn trọng động vật hoang dã chứ không tiêu thụ thịt rừng.
Thịt rừng tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Nhưng nhiều người không biết vẫn vô tình hoặc cố ý sử dụng vì cho rằng thịt rừng “tươi và bổ dưỡng”